Môi trường ô nhiễm hiện là vấn đề nhức nhối đối với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hệ quả của ô nhiễm để lại rất nặng nề, nhiều hệ lụy, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật trên trái đất. Vậy ô nhiễm môi trường là gì? Cần làm gì để hạn chế tối đa tình trạng môi trường bị ô nhiễm?
Ô nhiễm môi trường là gì?
Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo tồn tại xung quanh con người. Môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người cũng như các sinh vật sống khác.
Một khi các thành phần trong môi trường bị biến đổi sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường. Những thay đổi này hoàn toàn trái ngược với các tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường. Một khi môi trường bị ô nhiễm nó tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người và các sinh vật sống, dẫn đến các thiên tai như lũ lụt, hạn hán…
Tình trạng ô nhiễm càng tăng ảnh hưởng lớn đến đa dạng sinh học, làm mất đi sự cần bằng của hệ sinh thái. Đồng thời gây ra biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng sự phát triển kinh tế,…Biểu hiện cho thấy môi trường đang bị ô nhiễm:
- Hiệu ứng nhà kính;
- Thủy triều đỏ;
- Trái đất dần nóng lên;
- Băng tan ở hai cực;
- Đất liền bị xâm nhập;
- Mưa nắng thất thường, xuất hiện nhiều thiên tai, lũ lụt, sạt lở đất;
- Con người nhiều bệnh tật;
- Vi khuẩn biến đổi, sâu bệnh hại phát triển, khó điều trị;
- …
Các loại ô nhiễm môi trường ở nước ta
Ô nhiễm môi trường là khái niệm ở phạm trù chung, bao quát toàn bộ sự việc. Đi phân tích sâu hơn thì môi trường bị ô nhiễm được chia thành các loại sau đây:
Ô nhiễm môi trường nước
Khi môi trường nước ô nhiễm các chất, hợp chất lạ ở dạng lỏng hay rắn khiến chất lượng nước biến đổi, gây hại cho con người và động vật, làm mất đi sự đa dạng sinh học. Các chất này có thể hòa tan, lơ lửng hoặc đọng lại ở môi trường trường.
Một số chất có thể gây ô nhiễm nước là thuốc trừ sâu, phân bón, nước thải từ sinh hoạt, chất thải từ các hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm, chất thải hóa học công nghiệp… Ô nhiễm môi trường nước có tốc độ lan truyền và ảnh hưởng nhanh chóng nhất so với các dạng ô nhiễm khác.
Ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm môi trường đất xảy ra khi đất bị xâm nhiễm bởi các chất hóa học độc hại ở hàm lượng vượt ngưỡng cho phép mà chủ yếu là chất Xenobiotic. Ô nhiễm đất chịu ảnh hưởng trực tiếp từ ô nhiễm nước, ảnh hưởng từ rác thải rắn trên bề mặt hoặc lòng đất.
Tính chất của đất bị thay đổi do sự thay đổi nào đó trong môi trường tự nhiên hoặc do các chất hóa học. Chất Xenobiotic do con người tạo nên, sinh ra từ hoạt động công nghiệp, hóa chất nông nghiệp. Mức độ ô nhiễm đất phụ thuộc vào việc mức độ sử dụng hóa chất và công nghiệp hóa.
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí do khói bụi, hơi hoặc xuất hiện chất lạ độc hại. Việc ô nhiễm khiến cho môi trường không khí không còn sạch, sinh mùi hôi khó chịu và có nhiều khói bụi.
Không khí một khi bị ô nhiễm không chỉ gây biến đổi khí hậu mà còn ảnh hưởng sức khỏe con người, gián tiếp gây ra các bệnh về đường hô hấp, đời sống động vật và môi trường tự nhiên. Mức độ ô nhiễm phụ thuộc lớn vào các hoạt động thải khói bụi từ các nhà máy, xí nghiệp hay máy móc sinh hoạt của con người.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến môi trường sống của con người và sinh vật sống bị ô nhiễm. Bạn có thể điểm qua các nguyên nhân chính sau đây:
Con người
Con người chính là tác nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường. Hàng ngày hoạt động sống của con người như sinh hoạt, sản xuất từ các nhà máy, xí nghiệp… kéo theo nhiều hệ lụy khác nhau tác động đến môi trường nước, đất, không khí nặng nề. Đặc biệt, một bộ phận người dân thiếu ý thức, vứt rác bừa bãi, thải xác động vật ra sông, hồ,… làm ô nhiễm môi trường sống.
Nông nghiệp
Quá trình canh tác, sản xuất nông nghiệp của người dân làm cho lượng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học dư thừa. Những chất thải này trực tiếp đi vào nguồn nước hay ngấm dưới ao, hồ, lòng đất… dẫn đến môi trường đất và nước bị ô nhiễm nghiêm trọng sau thời gian dài. Đáng nói hoạt động này còn là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng “thủy triều đỏ” trên biển.
Công nghiệp
Hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp với các chất thải chưa qua xử lý đưa trực tiếp vào môi trường. Hơn nữa, các nhiên liệu hóa thạch mà các nhà máy, xí nghiệp sử dụng làm khí đốt, phục vụ sản xuất sinh ra các loại khí đốt như CO, CO2, SO2, NO… khiến môi trường không khí ô nhiễm trầm trọng, dẫn đến hiệu ứng nhà kính.
Các chất thải rắn
Chất thải rắn hiện nay xuất hiện mọi nơi, nguồn gốc từ sinh hoạt người dân, cơ sở y tế, sản xuất. Những chất này không được xử lý đúng quy trình đưa ra ngoài môi trường dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất… Đặc biệt, nó còn làm mất cân bằng hệ sinh thái, tác động đến các sinh vật sống.
Khí, khói thải
Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng ở các thành phố lớn tập trung dân cư đông đúc, nhiều phương tiện giao thông. Nước ta hiện nay, Hà Nội và Hồ Chính Minh có tỷ lệ ô nhiễm không khí ở mức đáng báo động, gây nên các bệnh liên quan đến đường hô hấp…
Hoạt động của ngành công nghiệp, giao thông vận tải, nhà máy nhiệt điện… thải khí, khỏi thải ngày càng nhiều. Tốc độ càng gia tăng ảnh hưởng nền kinh tế và chất lượng cuộc sống.
Các biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Sử dụng các biện pháp bảo vệ môi trường nhằm cải thiện tình trạng ô nhiễm, giữ cho môi trường trong lành. Đây không chỉ là hoạt động của cá nhân, tập thể mà còn là của toàn xã hội.
Chung tay bảo vệ môi trường với chiến dịch hợp lý về lâu dài sẽ đảm bảo cân bằng sinh thái, hạn chế các tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta vì thế hãy:
- Nâng cao ý thức người dân. Không được vứt rác bừa bãi mà hãy đảm bảo đúng nơi quy định, không xả rác lung tung mới có thể ngăn ngừa được tình trạng ô nhiễm. Giáo dục về tầm quan trọng của môi trường sống, tăng nhận thức cho trẻ nhỏ.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường. Cần có biện pháp mạnh tay đối với các trường hợp vi phạm. Đây sẽ là biện pháp có hiệu quả cải thiện đáng kể vấn nạn ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay.
- Xây dựng hệ thống quản lý môi trường dựa theo các tiêu chuẩn quốc tế. Kiểm tra, giám sát môi trường một cách thường xuyên để kịp thời ngăn chặn, xử lý và khắc phục hậu quả.
- Đầu tư trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật hiện đại cũng như nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ đối với các bộ phụ trách công tác môi trường.
- Trồng cây gây rừng.
- Ưu tiên sử dụng các nguồn năng lượng tự nhiên, thân thiện với môi trường như gió, mặt trời…. Rác thải cần được xử lý, chôn lấp và đốt một cách khoa học.
- Hạn chế dùng các chất tẩy rửa hóa học mạnh để ngừa tình trạng tắc cống thoát nước mà thay vào đó ưu tiên chọn chất tẩy rửa vi sinh.
Môi trường đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người. Nếu không có những biện pháp ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế. Hi vọng chia sẻ từ bài viết là hữu ích cho người dùng.