Biến đổi khí hậu đã gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đến cuộc sống của con người, trong đó có tình trạng xâm nhập mặt trong nước, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt cũng như sản suất của người dân. Bài viết này Ecomax Water xin chia sẽ với các bạn nước nhiễm mặn và giải pháp xử lý nước nhiễm mặn hiệu quả nhất nhé.
Nước nhiễm mặn là gì?
Nước nhiễm mặn là nguồn nước chứa một hàm lượng đáng kể các muối hòa tan (chủ yếu là NaCl) vượt quá mức cho phép. Hàm lượng này thông thường được biểu diễn dưới dạng phần nghìn (ppt) hay phần triệu (ppm) hoặc phần trăm (%) hay g/l.
Độ mặn của nước dựa trên các muối hòa tan theo ppt (Việt Nam) | |||
Nước ngọt | Nước lợ | Nước mặn | Nước muối |
< 1 | 1 – 10 | >10 hoặc <30 | > 50 |
Độ mặn của nước dựa trên các muối hòa tan theo ppt (Anh-Mỹ) | |||
Nước ngọt | Nước lợ | Nước mặn | Nước muối |
< 0,5/1 | 0,5/1 – 17/30 | 1-35 | > 40/50 |
Những ảnh hưởng của nước nhiễm mặn đối với đời sống và sản xuất
+ Sử dụng nước nhiễm mặn thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe, nước mặn sau khi vào cơ thể sẽ hút hết nước của tế bào, gây ra hiện tượng mất nước, teo tế bào, khi các tế bào chết đi, hàng rào ngăn chặn của vi khuẩn sẽ biến mất, vi khuẩn sẽ xâm nhập trực tiếp vào cơ thể, gây các bệnh lý tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy cấp, viêm ruột cấp tính… Về lâu dài, chúng làm suy giảm các chức năng đề kháng, tăng các nhiễm trùng cơ hội, suy thận, suy gan,… Sử dụng nước nhiễm mặn dùng để tắm rửa thường xuyên còn có khả năng gây ra các bệnh ngoài da như viêm da, mụn nhọt, ghẻ lở… bệnh về mắt và đặc biệt là viêm nhiễm phần phụ…
Bên cạnh đó sử dụng nước nhiễm mặn sẽ phá hoại các thiết bị, đồ dùng sinh hoạt trong nhà, đặc biệt là các thiết bị làm bằng kim loại, nước nhiễm mặn sẽ làm rỉ, set, ăn mòn đồ đạc gây thiệt hại rất lớn cho người dân…
+ Đối với ngành nông nghiệp, nước nhiễm mặn xâm nhập ảnh hưởng trực tiếp đến mùa màng, làm đất đai cằn cỗi, việc nhiễm mặn trong đất, trong nước đã làm tăng áp suất thẩm thấu của dung dịch đất. Cây không hấp thu được nước nhưng quá trình thoát hơi nước của lá vẫn diễn ra bình thường làm mất cân bằng nước gây nên hạn sinh lý. Hơn nữa, trong đất mặn, các thực vật kém chịu mặn ngừng sinh trưởng do các chức năng sinh lý bị kìm hãm. Nồng độ muối càng cao thì kìm hãm sinh trưởng càng mạnh. Nước nhiễm mặn khiến người dân không thể trồng trọt được, nước nhiễm mặn là một trong những kẻ thù nguy hiểm của người nông dân…
+ Trong ngành công nghiệp sử dụng nồi hơi hay các thiết bị có sử dụng nước, nước nhiễm mặn có thể phá hủy các thiết bị và nồi hơi, gây nổ lò hơi.
Cách kiểm tra độ mặn của nước
Độ mặn thường được xác định từ phép đo độ dẫn điện. Độ dẫn điện được xác định bằng cách truyền một dòng điện giữa hai tấm kim loại hoặc điện cực trong mẫu nước và dễ dàng đo được dòng điện giữa các tấm. Việc áp dụng các phép đo độ dẫn điện để ước tính hàm lượng ion trong nước biển đã dẫn đến sự phát triển của Thang Đo Độ Mặn Thực Nghiệm 1978 (PSS-78). PSS-78 đã được xem xét bởi hội nghị Joint Panel về các tiêu chuẩn hải dương học và được khuyến cáo bởi các tất cả các tổ chức liên quan như là thước đo để đánh giá về dữ kiện độ mặn trong tương lai.
Bảng chuyển đổi đơn vị đo giữa tổng hàm lượng chất rắn hòa tan- độ dẫn điện dung dịch và độ mặn của dung dịch.
Độ dẫn điện µS/cm |
Độ mặn mg/l NaCl |
(TDS) mg/l CaC03 |
0,105 | 0,05 | 0,043 |
0,212 | 0,1 | 0,085 |
0,424 | 0,2 | 0,170 |
0,637 | 0,3 | 0,255 |
0,848 | 0,4 | 0,340 |
1,06 | 0,5 | 0,425 |
1,273 | 0,6 | 0,510 |
1,484 | 0,7 | 0,595 |
1,695 | 0,8 | 0,680 |
1,908 | 0,9 | 0,765 |
2,12 | 1 | 0,85 |
6,37 | 2 | 1,70 |
8,48 | 4 | 3,40 |
10,6 | 5 | 4,25 |
12,73 | 6 | 5,10 |
14,85 | 7 | 5,95 |
16,96 | 8 | 6,80 |
19,08 | 9 | 7,65 |
21,2 | 10 | 8,5 |
42,4 | 20 | 17,0 |
63,7 | 30 | 25,5 |
84,4 | 40 | 34,0 |
106,0 | 50 | 42,5 |
127,3 | 60 | 51,0 |
148,5 | 70 | 59,5 |
169,6 | 80 | 68,0 |
190,8 | 90 | 76,5 |
212,0 | 100 | 85,0 |
410,0 | 200 | 170 |
610,0 | 300 | 255 |
812,0 | 400 | 340 |
1008 | 500 | 425 |
1206 | 600 | 510 |
1410 | 700 | 595 |
1605 | 800 | 680 |
1806 | 900 | 765 |
2000 | 1000 | 850 |
3830 | 2000 | 1700 |
5670 | 3000 | 2550 |
7500 | 4000 | 3400 |
9240 | 5000 | 4250 |
10950 | 6000 | 5100 |
12650 | 7000 | 5950 |
14340 | 8000 | 6800 |
16000 | 9000 | 7650 |
17600 | 10000 | 8500 |
Hoặc người ta có thể đo độ mặn đơn giản bằng Bút đo độ mặn cầm tay được rất nhiều người tin dùng trong cuộc sống và sản xuất như: Trong sinh hoạt, Trong nông nghiệp, trồng trọt, nuôi tôm, quản lý chất lượng thực phẩm, quản lý sức khỏe…
Xem thêm: Bút đo kiểm tra nước TDS Độ mặn Đơn vị ppm
Giải pháp xử lý nước nhiễm mặn hiệu quả
Hiện nay có rất nhiều giải pháp xử lý nguồn nước nhiễm mặn như: Chưng cất, trao đổi ion, điện phân, lọc nước bằng công nghệ RO … Đối với các giải pháp như chưng cất, trao đổi ion, điện phân thì chi phí rất tốn kém vì vậy các giải pháp này hiện ít được sử dụng phổ biến.
Với giải pháp xử lý nước nhiễm mặn bằng màng lọc nước Ro đang được nhiều người sử dụng bởi màng lọc nước của công nghệ RO được làm từ các lớp mỏng hoặc các tấm film được gắn chặt, cuộn lại với nhau theo hình xoắn ốc. Với cấu tạo như thế, máy lọc nước công nghệ RO sử dụng màng siêu lọc, khe lọc có kích thước nhỏ hơn 0,0001 micro mét này nhằm chỉ cho phép các phân tử nước lọt qua, đồng thời dồn đẩy các chất ô nhiễm và chất khác có trong nước theo đường nước thải ra ngoài trong đó có muối hòa tan.
Tham khảo thêm một số màng lọc nước mặn của Ecomax Water
– Màng RO LG BW 4040R: là màng lọc nhập khẩu từ Hàn Quốc có chức năng tạo nước uống từ nước biển, loại bỏ muối đến 99,85% công suất 395 lít/giờ.
– Màng lọc Ro LG BW-400-R: là màng lọc nhập khẩu từ Hàn Quốc, màng có chức năng loại bỏ trên 99% nồng độ muối, vi khuẩn, virus có trong dòng nước công suất 1650 lít/giờ.
– Màng RO LG BW-400-ES: là màng lọc nhập khẩu từ Hàn Quốc, có chức năng loại bỏ muối ổn định lên đến 99,85% công suất 1800 lít/giờ.