Theo tổ chức y tế thế giới cảnh báo 80% bệnh tật của con người là do sử dụng nguồn nước ô nhiễm cho sinh hoạt ăn uống hàng ngày. Ở nước ta sự xuất hiện của nhiều “làng ung thư” nguyên nhân chủ yếu cũng do sử dụng nguồn nước ô nhiễm gây nên. Vậy làm thế nào để có nguồn nước sạch sử dụng cho sinh hoạt ăn uống. Với kinh nghiệm lâu năm chuyên sâu trong lĩnh vực xử lý nước Ecomax Water sẽ hướng dẫn Quý khách cách làm bể lọc nước giếng khoan đúng kỹ thuật, để có nguồn nước đạt tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt ăn uống, góp phần bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống của mình.
Tại sao phải làm bể lọc nước giếng khoan?
Việc xây bể lọc nước giếng khoan là rất cần thiết vì: Theo kết quả khảo sát của UNICEF và Bộ Y tế, hiện tại 95% chất thải, nước thải xả vào môi trường nước mặt, Nguồn nước mặt một phần ngấm xuống dưới lòng đất và ngấm vào nguồn nước ngầm.
Cũng theo khảo sát ở nông thôn hiện có 60% người dân sử dụng nước giếng khoan, 20% người dân sử dụng nước giếng khơi, 20% sử dụng nguồn nước khác. Thông thường, nước giếng khoan, giếng khơi đều chứa các thành phần độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người như: Sắt, asen, mangan,… các tạp chất hữu cơ… tùy từng khu vực mà mức độ nặng nhẹ khác nhau. Đó cũng là nguyên nhân chính dẫn đến 80% các bệnh nguy hiểm thông qua đường nước ăn uống sinh hoạt sau thời gian dài sử dụng tại Việt Nam.
Cách làm bể lọc nước giếng khoan đơn giản tại nhà
Mỗi vùng miền hay mỗi khu vực đều có nguồn nước nhiễm các loại tạp chất khác nhau. Bài viết này chúng tôi chia sẽ cách làm bể lọc nước giếng này nhằm lọc nước nhiễm sắt (nhiễm phèn), khử Mangan, màu, mùi trong nước.
Bạn cần phải chuẩn bị những thứ sau:
→ Bể xây có kích thước (DxRxC ứng với 80cm x 80cm x 1m). Ngoài ra, bạn có thể tận dụng những vật liệu như thùng nhựa, thùng Inox có thể tích 200 (lit) trở lên. Quan trọng nhất của bể lọc chính là chiều cao tối thiểu từ 1m trở lên.
→ Giàn phun mưa được đặt trên cùng. Ngoài ra, có thể dùng bộ trộn khí để oxy hóa nguồn nước.
→ Phần phía dưới đáy bể dùng ống lọc nhựa PVC 48 hoặc lưới Inox nhỏ, để làm ống thu nước. Nó có tác dụng ngăn không cho vật liệu lọc chảy ra theo nguồn nước.
Các vật liệu dùng trong bể lọc nước giếng khoan
+ Cát thạch anh là một trong những vật liệu lọc nước giếng khoan được sử dụng phổ biến hiện nay. Với thành phần chính là Si cùng với nhiều nguyên tố khác, có thể kể đến như NaCl, CO2, CaCO3… Cát thạch anh giúp loại bỏ các tạp chất lơ lửng ở trên mặt nước. Ngoài ra, cát thạch anh còn tạo ra một màng lọc nhằm hỗ trợ vào quá trình lọc nước. Đặc biệt là khi trong nước xuất hiện kết tủa Fe(OH)3 thì nó sẽ là lớp màng hấp thụ các kim loại nặng.
+ Sỏi thạch anh có kích thước chỉ bằng một hạt ngô có vai trò chủ yếu là được sử dụng như một lớp đệm cuối ở trong bể lọc, với tác dụng chính là làm thoáng khí
+ Than hoạt tính với thành phần chính là cacbon có tác dụng khử độc, khử mùi nước (Chú ý không nên sử dụng than dạng viên nén hay than củi vì khi sử dụng than kém chất lượng vật liệu sẽ bị thôi ra nước ngược lại gây ảnh hưởng đến con người).
+ Cát mangan đây là vật liệu khử sắt và mangan đặc biệt hiệu quả của bể lọc nước giếng khoan. Cát mangan có tác dụng như một chất oxy hóa, cho nên sẽ kết tủa sắt, manganeese và cả Hydrogen sufide. Các chất kết tủa này sẽ bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi bề mặt nước và sẽ bám vào trên bề mặt của bể lọc nước tạo thành các chất bẩn. Vì vậy, cần phải thường xuyên vệ sinh bể lọc nước.
+ Vật liệu xử lý sắt, asen: nếu nguồn nước gia đình bạn nhiễm asen bạn nên sử dụng vật liệu này nhưng đối với nguồn nước nhiễm asen thì vật liệu phải được thay thường xuyên vì vậy các chuyên gia thường khuyến khích sử dụng cột lọc áp lực có khả năng xục xã hoàn nguyên lại vật liệu giúp kéo dài thời gian vật liệu.
Cách đổ vật liệu bể lọc nước giêng khoan như sau (Đổ từ dưới lên trên)
- Dùng sỏi nhỏ kích thước 0,5–1cm (đổ lớp dưới bể 10cm) không nên đổ nhiều sỏi. Vì sỏi chỉ có tác dụng làm thoáng, chống tắc cho hệ thống ống lọc.
- Dùng cát vàng (hoặc cát thạch anh chuyên dùng cho bể lọc nước), đổ vào bể dày từ 25–30 cm.
- Tiếp đến đổ cát Manganchuyên dùng xử lý nước nhiễm Mangan, đặc điểm của loại cát này hấp thụ hết mangan trong nước, là chất xúc tác khử sắt.
- Sau đó đổ thêm than hoạt tính có tác dụng hấp thụ tốt các chất gây màu, gây mùi có trong nước đổ vào bể có độ dày 10cm (Tuy nhiên bạn không nên dùng than HOA, nên chọn mua than hoạt tính Hà Lan là tốt nhất).
- Đổ thêm vật liệu khử sắt asen dùng để xử lý sắt, Asen triệt để. Đây là vật liệu rất quan trọng trong bể lọc. Đổ dày khoảng 10cm.
- Phía trên cùng, đổ cát vàng hạt to hoặc cát thạch anh chuyên dùng cho bể lọc nước, đây là lớp trên cùng, độ dày từ 10 -15 cm.
XEM THÊM: Hướng dẫn cách tự làm hệ thống lọc nước giếng khoan đơn giản tại nhà
– Chú ý quan trọng nhất: Điểm khác biệt của công nghệ lọc này chính là: bắt buộc phải dùng than hoạt tính, cát Mangan, đồng thời bể lọc luôn phải ngập nước, tạo độ mịn trong các lớp vật liệu.
Như vậy bạn đã biết cách làm bể lọc nước giếng khoan đơn giản cho gia đình mình rồi đúng không nào. Để có thể xử lý tất cả các thành phần ô nhiễm trong nước, bạn nên tìm đến chuyên gia để tư vấn hệ lọc nước sinh hoạt đầy đủ. Tuy nhiên nó sẽ phù thuộc vào nguồn nước từng khu vực và yêu cầu cụ thể, nguồn nước cũng như ngân sách của bạn. Để được tư vấn thêm các bạn hãy liên hệ với ECOMAX WATER để được tư vấn chi tiết và mua vật liệu lọc chính hãng nhé.