Giá nước sinh hoạt năm 2020-2021
Nước sạch là nguồn nước quan trọng trong đời sống của con người. Nhu cầu nước sạch ở nước ta ngày càng tăng cùng với đó là giá nước sinh hoạt cũng tăng. Vậy giá nước sinh hoạt năm 2020 như thế nào chúng ta cùng Ecomax Water tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Cách tính giá nước sinh hoạt trong sinh hoạt và sản xuất kinh doanh năm 2020
Tại Hà Nội giá nước sinh hoạt được tính như sau (VIWACO):
Giá nước sạch cho hộ gia đình
- Mức 10m3 nước sạch đầu tiên: 5.973 đồng/m3, Giá thanh toán là: 6.869 đồng/m3
- Từ trên 10 đến 20m3: 7.052 đồng/m3, Giá thanh toán là: 8.110 đồng/m3
- Từ trên 20 đến 30m3: 8.669 đồng/m3, Giá thanh toán là: 9.969 đồng/m3
- Trên 30m3: 15.929 đồng/m3, Giá thanh toán là: 18.318 đồng/m3
Giá nước cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ
- Nước sử dụng cho các cơ quan hành chính: 9.955 đồng/m3, Giá thanh toán là: 11.448 đồng/m3
- Nước sử dụng cho các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công cộng: 9.955 đồng/m3, Giá thanh toán là: 11.448 đồng/m3
- Nước sử dụng cho các đơn vị sản xuất: 11.615 đồng/m3, Giá thanh toán là: 13.357 đồng/m3
- Nước sử dụng cho kinh doanh dịch vụ: 22.068 đồng/m3, Giá thanh toán là: 25.378 đồng/m3
Lưu ý:
- Giá nước đã bao gồm chi phí bảo vệ môi trường, chi phí cho nước thải sinh hoạt và thuế.
- Biểu giá nước được Nhà nước quy định rõ ràng, các hộ gia đình sẽ không phải trả thêm chi phí phát sinh nào khác ngoài quy định.
Giá nước tại thành phố Hồ Chí Minh (SAWACO).
Sawaco đề xuất hảng giá nước tăng theo lộ trình từ 2019 – 2022 (đơn vị tính: đồng/m3) cụ thể như sau:
Giá nước sạch cho hộ gia đình
Định mức sử dụng nước |
Đơn giá (đồng/m3) |
|||
Năm 2019 |
Năm 2020 |
Năm 2021 |
Năm 2022 |
|
a) Đến 4m3/người/tháng |
|
|||
– Hộ dân cư: |
5.600 |
6.000 |
6.300 |
6.700 |
– Riêng hộ nghèo và cận nghèo: |
5.300 |
5.600 |
6.000 |
6.300 |
b) Từ 4m3 đến 6m3 / người/ tháng |
10.800 |
11.500 |
12.100 |
12.900 |
c) Trên 6m3/người/tháng |
12.100 |
12.800 |
13.600 |
14.400 |
Đối tượng sử dụng nước | Đơn giá (đồng/m3) (Đơn giá nêu trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) |
|||
Năm 2019 | Năm 2020 | Năm 2021 | Năm 2022 | |
Cơ quan hành chính sự nghiệp, đoàn thể | 10.900 | 11.600 | 12.300 | 13.000 |
Đơn vị sản xuất | 10.200 | 10.800 | 11.400 | 12.100 |
Đơn vị kinh doanh dịch vụ | 17.900 | 19.000 | 20.100 | 21.300 |
Giá nước do cơ quan nào quyết định?
Tất cả các quyết định liên quan đến giá nước đều bắt buộc phải tuân theo quy chế tính giá đã được Nhà nước Việt Nam ban hành. Theo đó, giá nước được tính trên chi phí sản xuất. Ngoài ra, giá nước sạch cũng sẽ xét dựa trên giá chi phí đầu mối, cộng số vừa đủ để đơn vị có thể phát triển các tiêu chuẩn, quy chuẩn theo thời gian. Do đó giá nước sinh hoạt từng khu vực sẽ có sự khác biệt.
Lộ trình thay đổi biểu giá nước sạch năm 2020 – 2020
Trước tình hình mức tiêu thụ nước sinh hoạt đang gia tăng nhanh, cơ quan có thẩm quyền đã đưa ra lộ trình thay đổi giá nước hợp lý để tránh tâm lý khó chịu cho người dùng. Theo đó, từ nay đến hết năm 2022, biểu giá nước sạch sẽ được điều chỉnh tăng dần theo từng năm để người sử dụng có thể thích ứng được với điều đó.
Các phương pháp giúp bạn tiết kiệm nước hiệu quả
Việc thu nhập của người dân vẫn không thay đổi trong khi các chi phí khác lại cùng nhau tăng là điều khiến tất cả mọi người lo lắng. Ý thức được việc tiết kiệm nước trong sinh hoạt trong sản xuất kinh doanh là điều vô cùng cần thiết. Bạn có thể tự nghĩ ra cách tiết kiệm nước nào đó nhưng liệu nó có thật sự đúng?
Ecomax Water sẽ giới thiệu cho bạn một số phương pháp tiết kiệm nước hiệu quả mà các bạn có thể thực hiện dễ dàng.
1. Học cách sử dụng nước sinh hoạt hợp lý
- Không sử dụng vòi xả nước trực tiếp khi dùng: Bạn hãy lấy chậu, thau với các kích thước khác nhau để ước lượng số lượng nước sao cho phù hợp.
- Sử dụng tối ưu nguồn nước đã qua sử dụng: Không nên sử dụng nước một lần, nước vo gạo có thể để rửa mặt, tưới cây, nước rửa rau có thể lọc cặn bẩn để lau nhà.
- Hãy dậy con bạn không sử dụng nước để chơi, không để con bạn tắm một mình tại vòi hoa sen vì gây lãng phí lại không sạch.
2. Sử dụng các thiết bị vệ sinh chuẩn và đúng cách
- Lựa chọn các thiết bị tiết kiệm nước, độ bền cao để tránh rò rỉ nước trong quá trình sử dụng.
- Đảm bảo khóa chặt các thiết bị nước khi không sử dụng như vòi hoa sen, vòi xả bồn tắm, vòi nước….. để tránh trường hợp bị rò rỉ nước
- Thường xuyên kiểm tra các thiết bị vệ sinh để khắc phục kịp thời khi có sự cố xảy ra giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc
- Bồn cầu chỉ sử dụng trong việc vệ sinh cá nhân: Không vứt rác, giấy, thức ăn vào toilet để tránh lãng phí 20 lít cho một lần sử dụng.
3. Tiết kiệm trong các sinh hoạt hàng ngày
- Trong việc nấu ăn: Hãy sử dụng tối ưu nước khi sơ chế, rửa rau hoặc đồ ăn trước khi nấu
- Trong việc vệ sinh răng miệng: Hãy lấy đầu một cốc nước, nhúng bàn chải cho ướt, súc miệng trong quá trình đánh răng không nên mở vòi xả nước.
- Trong việc giặt giũ: Sử dụng chanh hay phèn chua để loại bỏ bớt xà phòng thay vì xả nước để rửa, hãy đeo găng tay cao su để hạn chế rửa tay nhiều lần. Nước sau khi dùng có thể để rửa xe, lau nhà, rửa sân…..
- Trong khi tắm: Không nên dùng trực tiếp nước từ vòi hoa sen sẽ gây lãng phí rất nhiều nước trong quá trình bạn tắm. Nên để nước vào chậu và chỉ nên tráng lại người lần cuối thì sử dụng thôi.
Tư vấn cách dùng nước sinh hoạt hiệu quả.
- Đối với các hộ gia đình sử dụng nhiều nước, như kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng, nhà trọ , từ 100m3/tháng nên tính phương án khoan thêm giếng để khai thác nước ngầm tự nhiên. Tuy nhiên việc sử dụng nước giếng khoan cần phải lọc xử lý kim loại, độc tố trong nước để đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt
- Đối với gia đình sử dụng máy lọc nước nấu ăn: nên sử dụng máy lọc nước không có nước thải, để tiết kiệm.. nếu đang dùng máy lọc có thải (máy lọc RO) thì có thể tận dụng nguồn thải ra để sử dụng vào việc rửa, vệ sinh…
Khuyên cáo: Vào thời điểm cao điểm lượng nước sạch cấp sẽ không đủ sử dụng, hạn chế việc dùng máy bơm hút hỗ trợ nước và bể sử dụng, việc hút nước không đủ đường ống sẽ làm đồng hồ quay nhanh, quay không có nước gây ra tình trạng số lượng nước sử dụng vượt trong khi không có nước sử dụng.